Porsche Panamera. Ảnh: Carwow
Porsche luôn là cái tên đặc biệt khi nhắc đến động cơ đốt trong. Họ đã đổ không ít tiền vào e-fuels, nhưng lần này lại mang đến một động cơ sáu kỳ hoàn toàn mới.
Trục khuỷu động cơ sáu kỳ mới của Porsche
Động cơ đốt trong xưa giờ đều hoạt động với chu kỳ bốn kỳ: “nạp, nén, đốt, xả” — cứ tưởng tượng như một bài vũ điệu, bốn bước nhưng chỉ một bước là tạo công suất. Nhưng với động cơ sáu kỳ của Porsche, chu kỳ này không chỉ dừng ở 25% hiệu suất, mà giờ tăng lên 33%. Nghĩa là sức mạnh, hiệu suất đều được đẩy lên một tầm cao mới.
Cửa xả khí động cơ sáu kỳ mới của Porsche
Với thiết kế trục khuỷu độc đáo, piston trong động cơ này đi cao hơn ở mỗi chu kỳ thứ ba, và đó là chìa khóa để tăng thêm không khí và nhiên liệu vào xi-lanh. Kết quả là một động cơ mạnh mẽ hơn, hiệu suất cao hơn và, quan trọng, giảm khí thải — một điều không dễ gì đạt được với động cơ đốt trong truyền thống.
Porsche 911. Ảnh: Carwow
Anh em nghĩ chiếc xe nào sẽ vinh dự mang công nghệ này đầu tiên? Porsche Macan và Cayenne đã chuyển sang điện, nên rất có thể chiếc Porsche 911 huyền thoại sẽ là người hùng đầu tiên. Một Porsche 911 với động cơ sáu kỳ — nghĩ đến thôi đã thấy niềm vui sống lại của những người yêu xe xăng rồi.
Toyota lại chọn lối đi riêng với công nghệ đốt hydro, thay vì xăng. Tại sao lại là hydro? Bởi vì hydro khi đốt chỉ tạo ra hơi nước và rất ít khí thải, đặc biệt không phát thải CO2. Trong lúc cả thế giới đang cố gắng tìm cách làm giảm CO2, Toyota chọn giải pháp tối ưu mà vẫn giữ được hồn cốt của động cơ đốt trong.
Thay vì tạo ra điện như xe Toyota Mirai, động cơ của các bản thử nghiệm GR Yaris và Corolla của Toyota vẫn giữ nguyên cấu hình, chỉ thay nhiên liệu bằng hydro
Toyota Mirai
Dù vậy, khó khăn lớn nhất vẫn là cơ sở hạ tầng. Hiện chỉ có vài trạm nạp hydro trên khắp nước Anh, nhưng Toyota tin rằng, với việc các ngành công nghiệp nặng và xe tải, xe buýt dùng hydro, thì công nghệ này sẽ lan ra rộng hơn. Cứ chờ xem, anh em sẽ thấy Toyota đưa hydro từ phòng thí nghiệm ra đường phố thế nào.
Cuối cùng, Ferrari mang đến một phát kiến đầy táo bạo: động cơ thẳng sáu xi-lanh, tăng áp kép và chỉ hoạt động... khi lật ngược. Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng đây là nước cờ cực kỳ thông minh của Ferrari.
Tại sao Ferrari lại thiết kế động cơ lật ngược? Tất cả đều xoay quanh vấn đề bố trí trong các siêu xe động cơ giữa, vốn không có nhiều không gian để chứa hai bình chứa hydro lớn.
Bằng cách xếp các xi-lanh thành một hàng và lật ngược khối động cơ, Ferrari có thể bố trí chúng một cách gọn gàng giữa hai bình chứa, giúp khối động cơ nằm thấp hơn trong khung xe, cải thiện trọng tâm và khả năng vận hành.
Động cơ lật ngược cũng cho phép xe hạ thấp trọng tâm, cải thiện khả năng xử lý khi vào cua và tốc độ trên đường.
Có thể, phải đến cuối thập kỷ này chúng ta mới thấy chiếc Ferrari dùng công nghệ này, mẫu kế nhiệm LaFerrari sắp tới nhiều khả năng vẫn sẽ dùng động cơ V6, nhưng nghĩ đến ngày ấy thì ai mà không phấn khích chứ?
Porsche, Toyota, và Ferrari - ba nhà tiên phong, mỗi người một ngả, cùng mở lối cho một tương lai của động cơ đốt trong đầy tiềm năng. Liệu đây có phải là nỗ lực cuối cùng để giữ lại hồn cốt của những cỗ máy đầy cảm xúc, hay chỉ là dấu chấm hết lấp lánh trước khi thế giới chuyển mình hoàn toàn sang điện?